Thứ năm, 14/05/2015, 10:06:10
  • Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử Ban an toàn giao thông tỉnh Quảng Nam
  • Đã uống rượu bia không lái xe

Chi tiết tin tức

Xử lý tình huống nguy hiểm khi lái xe
Người đăng: QT Hệ thống .Ngày đăng: 22/11/2013 16:10 .Lượt xem: 1562 lượt.
Để thoát khỏi các tình huống nguy hiểm trên đường, người điều khiển cần đánh giá đúng nguy cơ, và lựa chọn phương án giải quyết tốt nhất.

Tình huống 1: Nếu đi trên đường 2 chiều, phía trước là khúc cua gấp. Liệu đây có phải là tình huống nguy hiểm không?

Câu trả lời là có, mối nguy hiểm ở mức độ vừa phải. Rất có thể đầu bên kia là một chiếc xe đi tới. Khúc cua gấp có nghĩa rằng tầm nhìn phía trước bị hạn chế. Bởi vậy tài xế cần giảm tốc.

Tình huống 2: Nếu khi đang cua thì xe sau xin vượt, dù mặt đường kẻ dải phân cách vàng?

. Ảnh:

Tình huống 2: xe xin vượt (màu đỏ) có thể tạt ngang đầu để tránh chướng ngại vật. Ảnh:

Sự nguy hiểm trăng lên bởi đây không phải là thời điểm vượt tốc, rất nhiều vấn đề có thể phát sinh. Để đánh giá về mức độ nguy hiểm, bạn hãy tự trả lời câu hỏi “Điều gì có thể xảy ra?”

Tình huống 3: Đang vượt, mà người lái xe đó nhìn thấy chướng ngại vật phía trước. Anh ta sẽ giảm tốc, dừng đột gột, tạt ngang đầu xe bạn để trở về đúng làn. Điều đó có nghĩa rằng bạn phải luôn trong tư thế sẵn sàng phanh giảm tốc hoặc dừng.

Tình huống 4: khi trong cua, có một xe tải ngược chiều đi tới, xe sau đòi vượt, nguy hiểm hơn là bên vệ đường có cây đổ. Bạn sẽ làm gì? Quan trọng lúc này là đánh giá xem đâu mối nguy hiểm nhất.

Lựa chọn phương án giải quyết hợp lý

Mọi nỗ lực đều hướng đến mục tiêu: kiểm soát tốc độ, đánh lái, duy trì khoảng trống và giao tiếp. Hãy suy nghĩ các cách giải quyết có thể, đoán trước hậu quả có thể xảy ra.

Tình huống 4: Đánh giá mối nguy hiểm nhất khi các nguy cơ đồng thời xuất hiện.

Tình huống 4: Đánh giá mối nguy hiểm nhất khi các nguy cơ đồng thời xuất hiện. Ảnh:

Kiểm soát tốc độ

Xe có thể giảm tốc nhanh không? Hay đường quá trơn làm xe mất lái? Nếu điều kiện bên ngoài cho phép, liệu lốp và phanh còn đủ khả năng làm việc nặng?

Đánh lái

Trong tình huống 4, nếu đánh lái sang phải, liệu bạn còn kiểm soát được xe?

Duy trì khoảng cách

Khoảng trống trước và sau xe là bao nhiêu? Liệu có đảm bảo để xe dừng an toàn? Nếu dừng đột ngột, xe sau có đâm vào đuôi xe bạn?

Liệu có đủ khoảng trống để xe lao ra vệ đường?

Giao tiếp

Liệu rằng việc bấm còi có giúp người điều khiển phương tiện xung quanh tỉnh táo?

Phương án xử lý thường phụ thuộc vào không gian xảy ra sự kiện. Khoảng trống đủ lớn sẽ giúp bạn thoát khỏi tình trạng nguy hiểm một cách an toàn.

Tất cả các bước thực hiện đều diễn ra trong tích tắc. Điều đó có nghĩa rằng, mỗi tài xế cần thường xuyên luyện tập đánh giá tình huống và lựa chọn phương xử lý. Thực hành bằng cách suy nghĩ trong đầu những gì bạn làm trong các tình huống khẩn cấp.

Bảo Sơn

Nguồn tin: vnexpress.net
[Trở về]
Các tin mới hơn:
Kỹ thuật quan sát khi lái xe
Điều chỉnh tốc độ, bảo đảm an toàn khi lái xe
Những dụng cụ thiết yếu khi lái xe máy đường dài
20 điều cơ bản cần biết khi lái ôtô (phần 1)
Ứng phó nhanh với các tình huống khẩn cấp
Lái xe với tốc độ an toàn
Các phương tiện PCCC trang bị trên xe ô tô
Làm gì khi xe ô tô bị mất phanh ở tốc độ cao
Kinh nghiệm lái xe an toàn cho các tài xế
Thao tác kỹ thuật lái xe ô tô lên, xuống dốc an toàn
    
1   2  
    
Các tin cũ hơn:
Kỹ thuật cầm vô-lăng cơ bản
Tốc độ an toàn khi lái xe

BẢN QUYỀN BAN AN TOÀN GIAO THÔNG QUẢNG NAM.
Giấy phép số: 33/GP-BC do cục Báo chí, Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 31/01/2007.
Trụ sở: 12 Trần Phú - Tam Kỳ - Quảng Nam.
Điện thoại: 0235 3852860; Fax: 0235 3852861
Email: atgtqnam@gmail.com.
Phát triển bởi Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin & Truyền Thông Quảng Nam (QTI)

Tổng số lượt truy cập